Thông tin được đưa ra tại hội thảo, tại Việt Nam đã có hơn 30 tỉnh, thành đã có thành phố thông minh hoặc có các đề án xây dựng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra khi xây dựng đô thị thông minh đó là quyền riêng tư của con người khi chúng ta tập trung quá nhiều vào công nghệ. Điều này có thể gây ra sự thiếu bền vững. "Trong đại dịch Covid-19 việc phát triển công nghệ và giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn, kết nối được với nhau. Nhưng nó cũng đặt ra một vấn đề khác đó là nhóm người yếu thế sẽ sử dụng công nghệ như thế nào trong thành phố thông minh", bà Tú Anh nói.
Về phía mình, bà Hooyung Young, Phó Chủ tịch tổ chức United Way Worldwide chia sẻ về mô hình thực nghiệm thúc đẩy cơ hội cho các sáng kiến của startup nhằm tạo cơ hội để các startup có thể thử nghiệm các sản phẩm, giải pháp đổi mới sáng tạo của họ tại cộng đồng người dùng thực tế.
Bà Hooyung Young cho rằng, cách tiếp cận này cũng có thể sử dụng trong cách tiếp cận thành phố thông minh, nơi đặt các nhu cầu con người, của các nhóm đa dạng làm trọng tâm, từ đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp và các bên liên quan thử nghiệm và xây dựng các ứng dụng công nghệ để phục vụ các nhu cầu của con người.
Ở góc nhìn của mình, ông Trịnh Minh Giang, Giám đốc điều hành VTI Cloud nhận định, các mô hình đô thị thông minh nhằm tập trung phát triển 3 yếu tố cốt lõi đó là: Chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người (bao gồm cả những người “dễ bị tổn thương” như người già, trẻ em và người yếu thế); Năng lực cạnh tranh kinh tế của đô thị. Khu đô thị có nền kinh tế phát triển sẽ thu hút được nguồn lao động chất lượng cao. Cuối cùng là đảm bảo phát triển bền vững.
Ông Giang cho rằng, ba trọng tâm này cần được xây dựng trên một nền tảng và hạ tầng công nghệ thông tin mạnh mẽ để có thể can thiệp và thúc đẩy ở nhiều lĩnh vực như môi trường, giáo dục, an ninh, giao thông, kinh tế…với mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống cho từng người dân trong đô thị.
"Đô thị thông minh cần bắt đầu từ những câu chuyện nhỏ nhất, giải quyết những vấn đề nhỏ và có nhiều lợi ích cho những công dân của đô thị", ông Giang nói.
Ngoài ra, cũng cần coi việc đầu tư như một khoản đầu tư kinh doanh và cần có tính bền vững. các dự án cần có sự trao quyền cần có cơ quan điều hành dự án; Làm từng bước tức là từng bước nhỏ và thành công từ từng bước đó để thông qua đó xây dựng các kế hoạch, mức độ ưu tiên.
Nói đến việc phát triển thành phố thông minh sau đại dịch, bà Trịnh Tú Anh cho biết, cần quan tâm đến các khía cạnh phục vụ cho đời sống các cá nhân. Chẳng hạn, chỉ khoảng 20% người dân chấp nhận và thay đổi theo xu hướng làm việc từ xa. Tuy nhiên đối với nhóm “dễ bị tổn thương”, những cơ sở hạ tầng và các nguồn lực hiện tại chưa sẵn sàng để hỗ trợ cho nhiều người thay đổi theo xu hướng mới. Chính vì thế, vấn đề của người phát triển công nghệ và làm quy hoạch phải hợp tác để phục vụ cho sự thay đổi của mọi đối tượng.
Thiết kế và quy hoạch nhà ở phù hợp với lối sống mới. Trước đây, những sinh hoạt đều được diễn ra ngoài cộng đồng, nhưng sau dịch mọi thứ đều được “mang về nhà”. Chính vì thế mà ngôi nhà cần được thiết kế để đảm bảo được không gian chung, nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư để cuộc sống của người dân có thể diễn ra linh hoạt hơn.
Ngoài ra, bà Tú Anh cũng nhận định, các dự án và quy hoạch đều chưa quan tâm đến khả năng tự phục hồi sau dịch. Chẳng hạn là việc còn thiếu những khu vực linh hoạt để đối phó với những sự cố bất ngờ như đại dịch Covid-19.
Hoàng Nam
" alt=""/>Con người phải là trung tâm của đô thị thông minhSo với iPhone 12, iPhone 12 Pro chỉ khác biệt về camera. Ảnh: Apple.
Phiên bản Pro được bổ sung thêm camera telephoto hỗ trợ zoom quang học và cảm biến LiDAR thực hiện các tác vụ thực tế ảo tăng cường, chụp ảnh chân dung và tự động lấy nét trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn.
Những nâng cấp về camera trên iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max sẽ thu hút người dùng đam mê chụp ảnh. Nhưng các nhà phân tích từ Deutsche Bank cho rằng Apple đã thất bại trong việc tiếp thị bộ đôi sản phẩm đến đối tượng người dùng bình thường.
"Với những gì có được trên iPhone 12, số tiền chênh lệch 200 USD cho iPhone 12 Pro là không xứng đáng. iPhone 12 Pro mang lại trải nghiệm chụp ảnh tốt hơn nhưng đây cũng là khác biệt duy nhất so với iPhone 12 thường", giới chuyên gia nhận định.
iPhone 12 là phiên bản kế nhiệm của iPhone 11 nhưng có giá cao hơn 100 USD. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Trước đó, iPhone 11 giá 699 USD đã trở thành mẫu smartphone bán chạy nhất của Apple trong quý IV/2019.
Khác biệt giữa các mẫu iPhone 12 và iPhone 12 Pro không quá lớn. Chúng chỉ tập trung vào các tính năng chụp ảnh thông minh và nhiều dung lượng bộ nhớ hơn. Vì thế người dùng không đủ bị thuyết phục để bỏ ra 1.000 USD mua iPhone 12 Pro.
Theo dự báo của công ty phân tích UBS, các biến thể Pro sẽ chỉ chiếm 25% tổng lượng iPhone bán ra vào năm 2021, trong khi iPhone 12 mini và iPhone 12 chiếm 38%.
(Theo Zing)
Apple đã chính thức ra mắt iPhone 12 mini giá 699 USD, iPhone 12 giá 799 USD, iPhone 12 Pro giá 999 USD, iPhone 12 Pro Max giá 1.099 USD. Cả 4 mẫu iPhone đều được trang bị kết nối 5G và thiết kế mới lạ.
" alt=""/>‘Người dùng không có lý do gì để mua iPhone 12 Pro’Ngày 13/3, UBND tỉnh Khánh Hòa cho hay vừa yêu cầu các sở, ngành liên quan đẩy nhanh việc tổ chức đấu giá các cơ sở nhà, đất công tại nhiều vị trí ở Nha Trang, đang được cho thuê để hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương có liên quan rà soát sự đồng bộ của quy hoạch với mục đích sử dụng đất khi chuyển nhượng, hoàn thành hồ sơ bán đấu giá tài sản gửi Sở Tài chính thẩm định để trình UBND tỉnh phê duyệt, trước ngày 29/3.
Trước đó, trong báo cáo kết quả thực hiện kết luận của UBND tỉnh, Sở Tài chính thông tin, nhiều nhà đất tại TP. Nha Trang đã được tổ chức đấu giá 2-3 lần nhưng vẫn chưa có người mua. Vì thế, sở yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đấu giá để bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Hiện, có 13 cơ sở nhà đất nằm ở trung tâm Nha Trang của Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa được tỉnh ban hành quyết định bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng.
Trong số đó, 4 cơ sở nhà, đất công gồm nhà đất tại số 176 và 189 đường Thống Nhất, 9C Tô Vĩnh Diện, 73 đường 2 Tháng 4 (đều ở Nha Trang) được đấu giá lần một nhưng hết ngày 25/12/2023 vẫn không có người đăng ký tham gia. Đến ngày 10/1/2024, 4 tài sản này tiếp tục được bán đấu giá lần hai song vẫn rơi vào tình trạng không có tổ chức, cá nhân nào quan tâm.
Lần ba dự kiến được tổ chức trước ngày 23/4.
Còn 2 cơ sở nhà, đất gồm 191 Thống Nhất và 21 Trần Quý Cáp đã lên kế hoạch đấu giá ngày 10/1. Tuy nhiên, đến hạn thông báo đăng ký, do không có tổ chức, cá nhân tham gia nên buổi đấu giá không thành và lần hai dự kiến hoàn thành trước ngày 23/4.
Sở Tài chính cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đấu giá 5 nhà đất tại số 89 Thống Nhất, số 7 Nguyễn Gia Thiều, 1A Hai Bà Trưng và 76 Hoàng Văn Thụ.
Tương tự, hai cơ sở nhà đất tại số 136 Thống Nhất và 155 Thống Nhất, được tỉnh gia hạn cho một doanh nghiệp tiếp tục thuê đến hết quý I/2024. Sau đó, Quỹ Đầu tư phát triển sẽ thu hồi và triển khai bán đấu giá.
Liên quan vấn đề trên, trước đó hồi đầu tháng 12/2023, Báo VietNamNetthông tin, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục về việc đấu giá các cơ sở nhà, đất công tại nhiều vị trí ở Nha Trang, buộc thực hiện trong năm 2023.
Từ đó tới nay, những lô đất trên được đưa ra đấu giá nhưng vẫn ế ẩm.